cac-cau-hoi-phong-van-visa-du-hoc-uc-1

Định cư Mỹ: 8 Biểu hiện cơ thể cần lưu ý để tránh bị nghi nói dối khi phỏng vấn xin Visa Mỹ

Định cư Mỹ: 8 Biểu hiện cơ thể cần lưu ý để tránh bị nghi nói dối khi phỏng vấn xin Visa Mỹ
Rate this post

Khi phỏng vấn, người làm thủ tục xin visa đi Mỹ cũng chỉ có vài phút, và tất cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, thái độ…) sẽ được phân tích sát sao. Chỉ cần có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi ngờ nào, dù là vô tình hay cố ý, khả năng rớt visa sẽ… rất cao.

Vậy những dấu hiệu cơ thể nào dễ bị nghi ngờ nhất khi bạn đi phỏng vấn Visa Mỹ? Mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây.

8 dấu hiệu cơ thể dễ bị nghi ngờ nói dối khi phỏng vấn visa Mỹ

1. Cơ thể căng cứng

Một người nói dối sẽ lăng xăng, cơ thể bồn chồn, tay chân múa may lung tung nhưng một người nói dối cũng có thể cứng đơ, căng mình chịu trận. Tốt nhất là bạn nên thả lỏng, thỉnh thoảng thay đổi tư thế đứng một cách tự nhiên, thoải mái.

2. Nhịp thở thay đổi

Khi bạn quá lo lắng và căng thẳng, nhịp thở sẽ gấp gáp và nặng nề, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, thả lỏng tinh thần, giữ nhịp thở đều đặn.

3. Lắc đầu 4 phương 8 hướng, không yên

Nếu trước khi trả lời câu hỏi mà bạn bất ngờ thay đổi tư thế và vị trí của đầu thì có thể là bạn đang nói dối. Không nên rụt đầu lại, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang một bên liên tục.

4. Nói lặp đi lặp lại một cụm từ hoặc nói lắp bắp

Thí dụ lãnh sự hỏi “ Nếu trong lúc đi du lịch mà chính phủ có chính sách nào đó cho chị ở lại thì chị có ở không” mà bạn trả lời liên tục lặp đi lặp lại cụm từ “ tôi sẽ không…bởi vì…..”, “tôi sẽ không…..bởi vì….”, “ tôi sẽ không…..bởi vì…” thì khả năng nói dối là cao.

Nói lắp (Cà lăm) cũng là một thảm họa, nếu như những câu hỏi khác bạn không lắp bắp nhưng lại bị lắp ở một câu hỏi nào đó cho thấy đó là một triệu chứng nói dối rõ rệt.

5. Hay lấy tay che miệng lại

Không lấy tay che miệng hoặc lấy ngón tay chạm môi. Hành động này không được xem là làm duyên mà được xem là nói dối.

6. Bàn chân không đứng yên

Tại sao phỏng vấn bắt đứng mà không cho ngồi? Là tại vì nhìn bàn chân đoán được nhiều điều, bàn chân càng di chuyển nhiều chứng tỏ người đang nói đang muốn trốn thoát tình huống hiện tại.

7. Cung cấp quá nhiều thông tin dư thừa

Lãnh sự hỏi “Đi Mỹ bao lâu?” mà nói lan man tới tình yêu nước Mỹ ra sao, ước mơ đến Mỹ làm gì thì cũng không được đánh giá cao.

8. Nhìn trân trối người đối diện

Không dám nhìn thẳng thì là nói dối nhưng nhìn chằm chằm, trân trối vào người khác cũng là biểu hiện nói dối.

Các nhân viên lãnh sự đều được huấn luyện đọc các hành vi phi ngôn ngữ vì họ đều được thông báo là tất cả giấy tờ đều có thể làm giả cho nên buổi phỏng vấn là họ muốn xem đương đơn trước mặt “có thể tin được” hay không.

Nguồn: Dichvuvietmy.com

About the author: Bất động sản Mỹ

Leave a Reply

Your email address will not be published.